Những câu hỏi liên quan
Nguyễn Quốc Đạt
Xem chi tiết
Người Già
27 tháng 9 2023 lúc 20:40

1.

- Em muốn bày tỏ tình cảm, cảm xúc với bà.

- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.

- Em rất yêu mến và kính trọng bà.

- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa.
2.

Mở đầu: Bà ngoại là người mà em rất yêu quý.

Triển khai:

- Điều làm em xúc động: Bà rất thương em. Mỗi khi có đồ ăn ngon, bà đều dành phần em. Bà còn thường kể chuyện cho em nghe.

- Em rất yêu mến và kính trọng bà.

- Em thường ôm và hôn bà. Thỉnh thoảng, em còn phụ giúp bà việc nhà nữa

Kết thúc: Em rất yêu bà. Em mong bà sẽ sống thật lâu để luôn ở bên cạnh em. 
3.

- Em đọc và góp ý cho đoạn văn của bạn dựa vào các gợi ý.

- Em lắng nghe những góp ý và chỉnh sửa đoạn văn của em.

Bình luận (0)
Bùi Nguyên Khải
27 tháng 9 2023 lúc 20:38

tham khảo:

Em rất yêu quý bà ngoại của mình. Bà năm nay đã 70 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn lắm. Hàng ngày, bà vẫn ra vườn hái rau về nấu những món ăn ngon cho em ăn. Bà nói: "Minh phải ăn cơm thật nhiều để mau cao lớn khỏe mạnh nhé". Em mong bà luôn có nhiều sức khỏe để em được ở bên bà thật dài lâu.

Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Thanh An
13 tháng 9 2023 lúc 18:46

Tham khảo!

Bằng hồn thơ trong trẻo, giàu cảm xúc, bài thơ Quê người của nhà thơ Vũ Quần Phương đã ghi lại dấu ấn sâu đậm trong lòng bạn đọc. Bài thơ đã thể hiện một cách sâu sắc nỗi nhớ quê hương da diết của một người xa xứ. Người con ấy luôn tìm kiếm bóng hình quê hương qua từng hình ảnh, từng khung cảnh xung quanh. Từ cảm giác gần gũi bỗng thấy lạc lõng, xa lạ. Mọi thứ xung quanh tưởng như giống nhưng lại khác xa hoàn toàn hình bóng quê hương trong kí ức. Đối với nhà thơ, ông coi mình như một người lữ khách qua đường đang dừng chân nghỉ ngơi trên chính đôi chân của mình. Những câu thơ mộc mạc nhưng lại khắc họa một cách chân thực cảm xúc, nỗi nhớ quê hương của người con xa xứ.

Bình luận (0)
hoang bao tram
Xem chi tiết
Shinni Baka
Xem chi tiết
13. Minh Hiền
29 tháng 12 2021 lúc 16:41

Bài thơ Về thăm mẹ của Đinh Nam Khương là một bài thơ lục bát nói về tình cảm của người con dành cho mẹ khi nhìn thấy cuộc sống của mẹ từ những “chuyện giản đơn thường ngày”. Thơ lục bát vẫn gắn liền với ca dao, thể hiện đời sống và tâm tình của người Việt. Khi nói về những hình ảnh cuộc sống của mẹ, với những hình ảnh giản dị, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, cùng với việc bộc lộ tình cảm thì lục bát là một lựa chọn phù hợp. Dùng lục bát để thể hiện tình cảm tưởng như là điều đã quen thuộc, rất dễ rơi vào sáo mòn, nhưng tác giả bài thơ vẫn thể hiện được sự độc đáo về mặt nghệ thuật. Điển hình là cụm từ “òa cơn mưa”. “Òa” vốn là từ dùng để chỉ trạng thái biểu cảm của con

Bình luận (2)
Grainne Rose
Xem chi tiết
minh nguyet
11 tháng 12 2021 lúc 8:56

Em tham khảo:

Tình bà cháu là một tình cảm rất thiêng liêng, cao quý và tình cảm này đáng được chúng ta gìn giữ, trân trọng. Người bà luôn là người quan tâm, chia sẻ, dành những điều tốt đẹp nhất cho đứa cháu bé bỏng của mình. Chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh người bà thân thương, trìu mến này trong các tác phẩm văn học như bài "Tiếng gà trưa" (Xuân Quỳnh) với (quan hệ từ) bài thơ "Bếp lửa" (Bằng Việt). Hiện nay, bên cạnh những đứa cháu hiếu thảo, biết yêu thương, chăm sóc bà vẫn còn những đứa trẻ không biết trân trọng tình cảm quý giá này, thậm chí còn có kẻ chà đạp lên nó, vùi dập nó một cách không thương tiếc. Những người này cần bị xã hội lên án và chỉ trích. Bản thân em rất yê quý người bà của mình, bà như người mẹ thứ hai của em vậy. Bởi vì lẽ đó mà em luôn cố gắng học tốt, mang thật nhiều điểm cao về tặng bà! 

Bình luận (1)
Ngô Ngọc Tâm Anh
11 tháng 12 2021 lúc 8:58

nguồn mạng nhé !

Nhà thơ Xuân Quỳnh là một nữ thi sĩ nổi tiếng với những vần thơ giàu cảm xúc khi viết về tình yêu, tuy nhiên khi viết về tình cảm gia đình, thơ của bà lại rất nhẹ nhàng và lắng đọng. Bài thơ “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được sáng tác năm 1968, với những hình ảnh gần gũi nhưng thấm đượm tình cảm bà cháu.

Mở đầu bài thơ là những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể chuyện về cuộc sống bình thường:

“Trên đường hành quân xa…

Nghe gọi về tuổi thơ”

Xuân Quỳnh là một cô gái thanh niên xung phong, cũng tham gia vào cuộc hành quân kháng chiến đi vào miền Nam cứu nước. Trên con đường hành quân mệt mỏi, khi được nghỉ dừng chân bên xóm nhỏ, người chiến sĩ nghe được tiếng gà trưa nhảy ổ mang theo bao kỉ niệm và kí ức của tuổi thơ ùa về. Điệp từ “nghe” được nhắc lại đến ba lần, như để nhấn mạnh về chiều sâu của cảm xúc người lính trẻ, cứ mỗi lần xuất hiện từ “nghe” tiếng gà trưa như được lan tỏa ra xa hơn, vang vọng hơn. Tiếng gà ấy “làm xao động nắng trưa” tức là đã tác động đến cả ngoại cảnh, làm cho cái nắng trưa hè thêm phần dìu dặt, sống động hơn. Rồi tiếng gà ấy dẫn đến sự thay đổi cảm giác “bàn chân đỡ mỏi”, tiếng gà như một sự an ủi, vỗ về nhẹ nhàng, động viên tinh thần người chiến sĩ. Cuối cùng tiếng gà ấy thấm sâu vào tâm hồn “gọi về tuổi thơ”, tiếng gà là âm thanh của thực tại nhưng lại vọng về kí ức, đánh thức những kỉ niệm, cảm
xúc đã được giấu kín. Để rồi những kỉ niệm tuổi thơ theo dòng hồi tưởng mà ùa về:

“Tiếng gà trưa…

Lông óng như màu nắng”

Kỉ niệm tuổi thơ của tác giả thật bình dị, trong sáng, gắn liền với hình ảnh con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm những trứng hồng. Rồi người bà từ kỉ niệm đã hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

“Tiếng gà trưa…

Cho con gà mái ấp”

Tuổi thơ ấy tác giả đã được sóng trọn vẹn trong tình yêu thương của bà, tiếng bà mắng, hành động khum soi trứng và cả bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả gợi lên một người bà tần tảo, chắt chiu, luôn chăm lo cháu.

“Cứ hàng năm hàng năm…

Cháu được quần áo mới”

Khi mùa đông tới, nỗi lo của bà dồn hết vào đàn gà, chăm lo chu đáo để đánh đổi niềm vui cho cháu có được quần áo mới. Chi tiết ấy đã cho thấy đức hi sinh và nhẫn nại của bà, đồng thời cảm xúc của tác giả còn cho thấy niềm kính yêu vô bờ của người cháu đối với bà. Để rồi bắt nguồn từ tiếng gà trưa ấy, từ những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm yêu thương của người bà, người chiến sĩ trẻ của chúng ta đã có thêm động lực, sức mạnh tinh thần chiến đấu, trở thành người chiến sĩ chắc tay súng, thẳng tiến vào chiến trường miền Nam.

“Cháu chiến đấu hôm nay…

Ổ trứng hồng tuổi thơ”

Khổ thơ đã cho thấy mục đích chiến đấu của người cháu, chẳng vì gì lớn lao, mà vì những thứ giản dị, thân thuộc nhất, vì Tổ quốc, vì xóm làng và vì bà. Bằng những câu thơ nhẹ nhàng, giản dị và đầm ấm, bài thơ “Tiếng gà trưa” đã cho người đọc cảm nhận được tình cảm bà cháu thiêng liêng, tha thiết, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng yêu làng, yêu nước của người chiến sĩ trẻ.

Bình luận (1)
Grainne Rose
11 tháng 12 2021 lúc 8:58

giúp mình với nha vui

Bình luận (0)
trà sữa
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
Xem chi tiết
Quỳnh Anh
12 tháng 9 2021 lúc 11:25
Bình luận (0)
Quoc Tran Anh Le
Xem chi tiết
Hà Quang Minh
7 tháng 12 2023 lúc 21:19

Bài thơ Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều em đặc biệt ấn tượng trong bài thơ này đó là cách sử dụng ngôn từ và những hình ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt. Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/ đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.

Bình luận (0)
Buddy
Xem chi tiết
Quoc Tran Anh Le
28 tháng 8 2023 lúc 19:12

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.  Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

Bình luận (0)